Trà xanh là gì? 10 nhóm người không nên uống
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Trà xanh là gì? 10 nhóm người không nên uống

Trà xanh là một loại thảo mộc không còn xa lạ với mọi người.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thức uống này. Vì vậy hôm nay Bách hóa XANH sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về trà xanh nhé.

1. Trà xanh là gì?

Trà xanh hay còn được gọi với cái tên chè xanh là lá của cây trà chưa trải qua các công đoạn làm héo và oxi hóa giống như cách chế biến các loại trà Ô long, trà đen hay trà pha hàng ngày.

Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện nay quy trình sản xuất và trồng cây đã lan truyền rộng rãi sang các quốc gia Châu Á.

Lá trà xanh hay còn được gọi là chè xanh

Lá trà xanh hay còn được gọi là chè xanh

Trà xanh có rất nhiều loại, tùy vào điều kiện trồng trọt sẽ có phương pháp canh tác khác nhau phù hợp với thời gian thu hái.

2.Lá trà xanh có tác dụng gì?

Hiện nay, lá trà xanh được coi là một nguyên liệu chế biến các thức uống tốt cho sức khỏe của con người, theo lương y Vũ Quốc Trung, trà xanh có các tác dụng như:

Đối với sức khỏe

  • Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Các chất có trong trà xanh chứa đựng khả năng kiểm soát lượng cholesterol cũng như giúp điều hòa huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch. Thậm chí nếu ai từng bị đau tim, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.
  • Hỗ trợ hệ cơ xương khỏe mạnh: Thành phần catechin trong trà xanh góp phần làm chậm quá trình lão hóa của xương. Một trong số các catechin đó là EGCG đã kích thích một loại enzyme thúc đẩy sự tăng trưởng xương lên tới 79%, giúp hạn chế nhuyễn xương và loãng xương.
  • Tăng cường trí nhớ: Không chỉ đảm bảo một sức khỏe thể chất lý tưởng, trà xanh còn chống lại những tác động của tuổi tác lên não bộ. Thành phần EGCG tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào não, qua đó giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer và Parkinson ở người già.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trà xanh Thái Nguyên có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng. Đặc biệt, nước trà xanh có tác dụng chống Covid-19.

Trà xanh có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà xanh Tân Cương Thái Nguyên có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Đối với làm đẹp

  • Ngăn ngừa lão hóa: Trà xanh cũng giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Polyphenols trong trà xanh là một chất chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.
  • Giúp đốt mỡ, giảm cân: Đây có lẽ là lợi ích hữu hiệu nhất của trà xanh. Trà xanh có thể giúp đốt cháy mỡ và tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tự nhiên, đốt cháy gần 70 calo mỗi ngày. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ. Do đó, bạn có thể giảm cân nếu kết hợp uống trà xanh mỗi ngày với luyện tập thể thao và ăn uống lành mạnh.
  • Giảm quầng thâm mắt: Trà xanh có tác dụng rất lớn trong việc giảm sưng, thâm quầng mắt thông qua việc làm giảm sự giãn nở của các mạch máu dưới mắt. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một lượng nhỏ caffeine và tannin, giúp làm giảm lượng nước trong các mô và thắt chặt vùng da quanh mắt.
  • Trị mụn hiệu quả: Khi gan chứa quá nhiều độc tố sẽ gây hình thành nên những nốt mụn, sần trên da, khiến da kém sắc. Nhờ vào việc uống trà xanh sẽ có tác dụng làm mát cơ thể, cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa quá trình thải độc qua da là tác nhân gây mụn.
  • Ngăn chặn sâu răng: chè xanh Thái Nguyên là thành phần phổ biến có trong các loại kem đánh răng, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, đặc biệt là là chứng hôi miệng. Hơn nữa, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.

Trà xanh giúp giữ dáng, làm đẹp da

Trà xanh giúp giữ dáng, làm đẹp da

3.Cách pha lá trà xanh

Pha lá trà xanh tươi

Khi đun lá trà xanh tươi chú ý không đun quá lâu sẽ làm mất đi hoạt tính của một số chất trong lá trà.

Bạn cũng nên chọn lượng lá trà vừa phải để cân nhắc vị đậm, nhạt, tránh quá đặc sẽ bị chát. Nước trà tươi nấu xong có thể bảo quản trong trong ngăn tủ mát và nên sử dụng trong ngày.

Cách nấu nước trà xanh tươi

Cách nấu nước trà xanh tươi

Chuẩn bị

  • 100g lá trà xanh tươi
  • Ấm trà

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch lá trà xanh tươi, có thể hơi vò lá.

Bước 2 Cho lá trà vào nồi hay ấm đun, đổ đầy nước.

Bước 3 Đun lửa lớn cho đến khi nước sôi thì để lửa thật nhỏ.

Bước 4 Tiếp tục đun như vậy trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Bước 5 Để nước trà nguội rồi rót ra dùng. Có thể thêm đá cho dễ uống.

Pha lá trà xanh khô

Trà xanh khô được diệt men nên có thể bảo quản lâu trong hộp, tiện lợi để sử dụng. Lá trà xanh khô khi biết cách pha có thể giữ được hương vị thơm ngon nguyên vẹn của lá trà.


Pha trà xanh khô đúng cách

Pha trà xanh khô đúng cách

Chuẩn bị

  • 5g trà xanh khô
  • Ấm trà

Cách thực hiện

Bước 1 Đun 1.5l nước sôi.

Bước 2 Khi nước sôi thì tắt bếp và để như vậy trong vòng 10 phút để nước nguội còn khoảng 80 độ C.

Bước 3 Cho lá trà khô vào ấm. Cho một ít nước ngập mặt trà để tráng trà. Sau đó đổ nước tráng đi.

Bước 4 Đổ nước đầy ấm và ngâm như vậy trong vòng 2-3 phút là có thể dùng được.

4.Nên uống lá trà xanh tươi hay khô?

Qua các nghiên cứu cho thấy, sau khi chế biến lá trà xanh khô sẽ bị mất đi khoảng 14% lượng catechin. Catechin bao gồm các chất chống oxy hóa, trong đó có EGCG, với khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ được nhiều người nhắc tới.

Do đó, trong trường hợp này thì lá trà xanh tươi sẽ tốt hơn lá trà xanh khô vì giữ được nhiều chất chống oxy hóa EGCG.

Lá trà xanh tươi sẽ tốt hơn lá trà xanh khô vì giữ được nhiều EGCG

Lá trà xanh tươi sẽ tốt hơn lá trà xanh khô vì giữ được nhiều EGCG

Tuy nhiên, lá trà xanh khô sẽ dễ bảo quản hơn những lá trà xanh tươi. Nếu bảo quản tốt thì lá trà xanh khô có thể dùng được khoảng 1 năm, còn lá trà xanh tươi phải dùng trong ngày, vì dễ bị oxy hóa do tiếp xúc không khí, làm giảm đi chất lượng của lá trà xanh tươi.

Vì vậy, nếu bạn mua lá tươi thì nên sử dụng càng sớm càng tốt từ lúc hái được. Còn nếu muốn dùng trong thời gian dài, thì hãy dùng lá trà xanh khô. Với công nghệ hiện đại ngày nay, dưỡng chất trong lá trà xanh khô sau khi chế biến chỉ thấp hơn lá trà xanh tươi một chút, nên bạn có thể không phải quá lo lắng về chất lượng.

5.Cách uống trà xanh như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Thói quen uống trà xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu uống đúng thời điểm và với một liều lượng hợp lý.

Uống đúng liều lượng đúng thời điểm sẽ rất tốt

Uống đúng liều lượng đúng thời điểm sẽ rất tốt

Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng. Uống trà vào lúc này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

Nghiên cứu tại trường Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà (loại cốc 250 ml) là vừa đủ.


6.Một số lưu ý khi sử dụng lá trà xanh

Mặc dù trà xanh rất tốt với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều trà xanh (trên 10 tách/ngày), sẽ có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn như:

Nếu sử dụng quá mức sẽ gây hại

Nếu sử dụng quá mức sẽ gây hại

  • Gây thiếu máu: Thành phần tannin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu bạn là người thích uống nước trà xanh thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C.
  • Gây bệnh loãng xương: Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được đào thải qua đường tiết niệu, có thể khiến bạn dễ bị loãng xương.
  • Dạ dày khó chịu: Uống trà xanh khi đói có thể làm tăng axit dạ dày. Điều này gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau bụng…
  • Gây mất ngủ: Trà cũng là một nguồn caffeine nên uống quá nhiều có thể dẫn đến chứng mất ngủ, nồng độ kali thấp cũng như rối loạn lo âu do caffeine gây ra.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều. Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tannin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.

Trên đây là một số thông tin về trà xanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tập thói quen sử dụng một cách hợp lý mỗi ngày để tận dụng được hết những lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe và vóc dáng bạn nhé!

 

10 nhóm người không nên uống trà xanh

Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Có những người không nên uống trà xanh thường xuyên, thỉnh thoảng uống 1 - 2 tách thì không sao.

 

Đây là những người nên tránh uống trà xanh, theo trang tin Guru On Time.

1. Người bị loét dạ dày

Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

2. Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

 

Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống

SHUTTERSTOCK

Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

3. Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn, theo Guru On Time.

4. Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

5. Người bị xơ vữa động mạch

Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

6. Người thiếu máu

Những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống

SHUTTERSTOCK

Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.

 

7. Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

8. Người đang sốt cao

Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

9. Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

10. Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

 

Nồng độ caffein trong trà xanh Tân Cương đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ, theo Guru On Time.

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 104
Trong ngày: 2493
Trong tuần: 2493
Lượt truy cập: 2322755
1
Bạn cần hỗ trợ?